Trang nhất » Tin Tức » Thông báo

GỢI Ý CUỘC THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU LẦN THỨ 49 (NĂM 2020)

Thứ sáu - 21/02/2020 21:07

GỢI Ý CUỘC THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU LẦN THỨ 49 (NĂM 2020)

GỢI Ý CUỘC THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU LẦN THỨ 49 (NĂM 2020)

I. MỘT SỐ LƯU Ý TRƯỚC KHI CÁC EM THAM GIA CUỘC THI
- Ban Tổ chức và Ban Giám khảo cuộc thi đặc biệt nhấn mạnh yếu tố độc lập, sáng tạo, nghĩa là bức thư phải là sản phẩm sáng tạo của cá nhân người viết. Những bức thư chép lại từ bài mẫu hoặc chép giống nhau bị loại ngay từ vòng chấm đầu tiên.
- Các em cần tuân thủ phần kỹ thuật viết thư được ghi rất rõ trong Thể lệ  Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 49 (2020) để có một bài dự thi đúng thể thức, đúng yêu cầu.
- Các em cần xác định được các “từ khóa”, các yếu tố quan trọng trong chủ đề của cuộc thi. Yêu cầu của chủ đề Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU năm nay rất chi tiết, rõ ràng: viết một lá thư chứa đựng một thông điệp, gửi cho một người lớn cụ thể, viết về thế giới mà chúng ta đang sống.
Những bức thư giàu tính sáng tạo và cảm xúc của người viết, có lý lẽ trình bày thuyết phục, ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh sẽ chinh phục được người đọc, chinh phục được những vị giám khảo khó tính nhất các em ạ.
II. VỀ KỸ THUẬT VIẾT THƯ
- Bức thư viết dưới dạng văn xuôi và theo đúng thể thức của một bức thư: Phần đầu thư luôn có thời gian, địa điểm viết thư, đối tượng gửi thư, lý do viết thư; Phần nội dung thư chuyển tải toàn bộ chủ đề bức thư; Phần cuối thư là những thông điệp được người viết gửi gắm, có lời chào tạm biệt và ký tên người viết.
- Các em hãy viết bức thư của mình bằng những câu văn rõ ràng, mạch lạc và có cảm xúc. Nên tránh cách viết thư theo kiểu trình bày tư liệu khô khan, liệt kê hay kể lể chung chung. Nếu trong bức thư có nhiều hình ảnh sinh động, hoặc cách so sánh hợp lý thì càng lôi cuốn, hấp dẫn và thuyết phục người đọc. Những bức thư đoạt giải cao thường làm lay động trái tim người đọc không chỉ bởi ý tưởng, kết cấu bức thư mà còn bởi những cảm xúc chân thành mà người viết thể hiện.
- Các em chú ý không viết bức thư dài quá 800 từ. Các em cũng lưu ý một nguyên tắc quan trọng là không viết tên hay địa chỉ của mình (tức là không viết thông tin cá nhân) trong nội dung bức thư.
Một bức thư tham gia Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU không phải là bức thư thông thường, mà là một bức thư văn học, một bức thư có sự sáng tạo và cảm xúc để tạo nên sự khác biệt. Các em là tác giả của bức thư, nên phải chủ động trong cách trình bày suy nghĩ, cảm xúc của mình và cố gắng diễn đạt vấn đề một cách thuyết phục nhất.
III. VỀ CHỦ ĐỀ CUỘC THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ LẦN THỨ 49 (2020)
Chủ đề của cuộc thi năm nay, dù ở phiên bản tiếng Anh hay tiếng Việt đều hết sức cụ thể, rõ ràng: “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống” (Tiếng Anh: Write a message to an adult about the world we live in). Chúng ta lần lượt phân tích các “từ khóa” của chủ đề như sau:
1. Tìm ra một thông điệp cho bức thư của mình
Nếu các em nghe thời sự hàng ngày, theo dõi các sự kiện trong nước và quốc tế hay các hoạt động ở địa phương, ở chính ngôi trường em đang học, các em sẽ được nghe nói nhiều đến khái niệm “thông điệp”: thông điệp hòa bình, thông điệp bảo vệ môi trường sống, thông điệp về lòng nhân ái, sự sẻ chia và tình yêu thương, sống tích cực - suy nghĩ tích cực, hoàn thiện bản thân…
Hẳn các em còn nhớ về bức thư của bạn Nguyễn Nguyệt Linh, học sinh lớp 6 trường Marie Curie (Hà Nội) gửi thầy Hiệu trưởng của mình. Cô bạn nhỏ mong trường mình không thả bóng bay trong lễ khai giảng vì chim, rùa biển và các loài động vật khác có thể nuốt phải và bị giết chết. Bức thông điệp giản dị của Nguyệt Linh đã “chạm” tới mong muốn tốt đẹp của tất cả mọi người và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Những buổi lễ khai giảng không thả bóng bay, hay nói rộng hơn, những hoạt động hạn chế sử dụng và xả rác thải nhựa ra môi trường sau đó đã được các nhà trường, các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện bằng nhiều sáng kiến khác nhau, tạo ra một làn sóng “sống xanh” tích cực và hữu ích.
Thông điệp là một điều gì đó quan trọng, có ý nghĩa mà em mong muốn gửi tới người đọc thông qua bức thư của mình. Để bức thông điệp ấy có tác động đến suy nghĩ, tình cảm của người đọc, từ đó có thể làm thay đổi nhận thức và  hành động của họ, thì em cần phải viết bức thư bằng những câu chuyện đặc biệt, bằng ngôn ngữ biểu cảm, giàu hình ảnh, bằng lý lẽ thuyết phục và cảm xúc chân thực của mình.
2. Viết cho một người lớn
Người nhận thư được “chỉ định” rõ ràng là một người lớn và em có thể lựa chọn bất kỳ một người lớn nào để tiếp nhận bức thông điệp của em: người thân trong gia đình, thầy cô, thần tượng của em, những người nổi tiếng, những nhân vật trong sách, phim ảnh, âm nhạc, những người em yêu mến hoặc ngược lại, em là anti - fan của họ… Có nghĩa là đối tượng nhận thư của em rất phong phú, rất đa dạng, nhiều chiều.  Điều quan trọng là em tìm ra được lý do hay sự giải thích hợp lý rằng, vì sao em viết thư cho họ để gửi bức thông điệp của mình.
3. Viết về thế giới chúng ta đang sống
“Thế giới” là danh từ dùng để chỉ toàn bộ bề mặt của trái đất - nơi toàn thể loài người đang sinh sống, làm việc, học tập. Như vậy, có thể hiểu thế giới bao gồm toàn bộ vật chất (thành phố, núi đồi, sông biển, nhà cửa…) và kinh tế, văn hóa, đạo đức, tinh thần (phong tục tập quán của các dân tộc, trình độ văn hóa, phong cách ứng xử…). Thế giới bao gồm tất cả những gì đã, đang và sẽ có trên trái đất mà chúng ta đang sống.
Thế giới rộng lớn chúng ta đang sống có rất nhiều điều tốt đẹp và loài người không ngừng phấn đấu để đạt được những mục đích tốt đẹp ấy. Đó là một cuộc sống hiện đại, văn minh, môi trường trong lành, mọi người luôn biết yêu thương - chia sẻ và giúp đỡ đồng loại, không có chiến tranh - hận thù. Nhưng cho dù loài người tiến bộ đã đạt được vô số những thành tựu để xây dựng một thế giới tươi đẹp, nhưng cũng đang phải đối mặt với vô số những vấn đề nghiêm trọng: biến đổi khí hậu, chiến tranh, sự đói nghèo, thất học, sự bất bình đẳng giữa các quốc gia, phân biệt đối xử, thiếu vắng sự sẻ chia trong mối quan hệ của con người trong thời đại công nghệ…
Các em có thể chọn viết về thế giới rộng lớn của nhân loại, nhưng cũng có thể viết về thế giới của các em. Bắt đầu từ thế giới nhỏ là gia đình với ông bà, bố mẹ và các anh chị em; rộng hơn nữa là ngôi trường của em học với thầy cô, bạn bè, là quê hương em đang sinh sống, là đất nước Việt Nam mến yêu của em.
Dù viết về thế giới rộng lớn hay bé nhỏ, bức thông điệp chung nhất của chúng ta là mong muốn có được một thế giới tốt đẹp để mình có thể lớn lên một cách bình yên, hạnh phúc và trưởng thành đúng hướng. Tất nhiên để có được thế giới mơ ước đó, tất cả mọi người đều phải chung tay góp sức xây dựng. Với tinh thần “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, các em cũng góp phần xây dựng thế giới tốt đẹp bằng cách chăm học, chăm làm, rèn luyện đạo đức và sức khỏe tốt, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, giúp đỡ những người gặp khó khăn…
Hãy thể hiện những suy nghĩ, những mong muốn tốt đẹp về thế giới bằng những bức thông điệp ý nghĩa trong bức thư của mình các em nhé!
 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

Số: 09/2024/TT-BGDĐT

Thông tư Quy định về công khai trong hoạt động của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

Thời gian đăng: 01/07/2024

số 98/2023/NĐ-C

Nghị định số 98/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng

Thời gian đăng: 06/02/2024

97/2023/NĐ-CP

Nghị định số 97/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách

Thời gian đăng: 02/03/2024

Thông tư số 18/2023/TT-BNV

Bãi bỏ một phần Thông tư số 04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính p

Thời gian đăng: 06/02/2024

số 85/2023/NĐ-CP

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức

Thời gian đăng: 06/02/2024

số 48/2023/NĐ-CP

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

Thời gian đăng: 06/02/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website trường qua kênh thông tin nào

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập242
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm241
  • Hôm nay3,848
  • Tháng hiện tại62,278
  • Tổng lượt truy cập6,031,245
tu
 

bộ giáo dục đào tạo

317logo sgd 0376

Trang thông tin điện tử quận Ba Đình - TP Hà Nội

flash violet

violympiclogo

Tạp chí thủ đô

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây