CHUYÊN ĐỀ CẤP QUẬN:
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG MÔN KHTN 7
Thực hiện kế hoạch số 982/KH-PGDĐT-THCS ngày 28/2/2022 của Phòng Giáo dục Đào tạo quận Hà Đông về kế hoạch tổ chức chuyên đề cấp THCS năm học 2022-2023; thực hiện kế hoạch chuyên môn tháng 2/2023 của nhà trường, chiều ngày 16/2/2023 trường THCS Đồng Mai đã thực hiện chuyên đề cấp quận: “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG MÔN KHTN 7” trong tiết 84 – bài 23: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp (tiết 1). Người trực tiếp thực hiện chuyên đề là cô giáo Trần Thị Thùy – một giáo viên trẻ, đổi mới và sáng tạo.
Chuyên đề có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Thị Hồng Phương - chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông, các giáo viên cốt cán và đại diện giáo viên dạy bộ môn Khoa học tự nhiên của các trường THCS trên địa bàn quận Hà Đông.
Môn Khoa học tự nhiên là một môn học mới ở bậc THCS theo chương trình GDPT 2018, được phát triển và xây dựng trên nền tảng của Vật lý, Hóa học, và Sinh học. Việc triển khai và thực hiện chương trình ở các trường học được quan tâm hàng đầu. Để nâng cao chất lượng, giúp học sinh phát triển và hoàn thiện các phẩm chất, năng lực. Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học, chính vì vậy chuyên đề: “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG MÔN KHTN 7” mang tính thực tiễn cao.
Tiết dạy đã được tổ chức theo phương pháp dạy học dự án, phát huy tính tích cực, chủ động, hợp tác cũng như tính sáng tạo, từ đó phát triển năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên của HS.
Trong tiết học HS các nhóm đã lần lượt trình bày được kết quả nghiên cứu, tìm tòi, sản phẩm của nhóm mình với 4 nội dung tương ứng với 4 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp thực vật là: Ánh sáng, Nước, Khí carbon dioxide và nhiệt độ. Điều thú vị, mỗi nhóm đều có cách tiếp cận khác nhau đối với từng nội như: sưu tầm mẫu vật, sử dụng thí nghiệm ảo, thuyết trình với powerpoint, video và phân tích biểu đồ.
Các em học sinh đều tỏ ra hứng thú, tự tin, thuyết trình mạch lạc. Sau mỗi phần báo cáo, các em đều có phần thảo luận, đưa ra câu hỏi phản biện. Từ đó kiến thức được khắc sâu cũng như có tính liên hệ thực tiễn cao.
Với sự dẫn dắt tiết học lôi cuốn, nhịp nhàng, như một người thuyển trưởng, cô giáo đã kết nối các em HS, dẫn dắt các em học sinh đưa các em từ thú vị này tới thú vị khác, khơi dậy ở các em sự hứng thú khám phá tự nhiên. Không chỉ dừng lại ở đó, việc đưa ra thử thách với những câu hỏi hóc búa, những chi tiết đắt giá cũng được cô giáo tận dụng để giúp tiết học sôi nổi và các em học sinh được mở rộng hơn.
Các em học sinh tỏ ra thích thú khi được đánh giá chéo sản phẩm nhóm bạn một cách khách quan, trung thực. Với phần chuẩn bị chu đáo từ tất cả các nhóm, quả là một màn thi đua cân tài cân sức.
Sau phần báo cáo – thảo luận, các em học sinh đều tiếp nhận thông tin tốt, vận dụng được các kiến thức đã học vào các câu hỏi thực tiễn như: Vì sao mỗi dịp Tết nguyên đán, miền Bắc chuộng hoa đào, còn miền Nam là hoa Mai vàng ?
Một tiết học khoa học nhưng không hề khô khan, cuối tiết học, một sự liên hệ thực tiễn đầy ngẫu hứng thông qua bài hát Hà Nội 12 mùa hoa đã khơi dậy ở các em tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
Chia sẻ của cô giáo Trần Thị Thùy: Có thể thấy được ở ánh mắt đầy hào hứng, say mê lắng nghe của các em qua mỗi bài giảng là động lực chúng tôi.
Sau giờ chuyên đề, các đồng chí chuyên viên của PGD, giáo viên trong quận đã có ấn tượng tốt đẹp, dành nhiều khen ngợi cho thành công của tiết dạy, cho nhà trường và tổ Tự nhiên. Đồng thời có những trao đổi cởi mở, chia sẻ, những kinh nghiệm quý báu.
Các thầy cô giáo bộ môn KHTN của quận Hà Đông sau khi tham dự các buổi sinh hoạt chuyên đề như được tiếp thêm ý tưởng, tiếp thêm động lực mạnh mẽ để gặt hái thành công trong nghề mà mình đã lựa chọn.
Một số hình ảnh trong chuyên đề: