Trang nhất » Tin Tức » Hoạt động chuyên môn

Chuyền đề môn Ngữ văn 6

Chủ nhật - 10/10/2021 16:29

Chuyền đề môn Ngữ văn 6

       Được sự phân công của Ban Giám hiệu, Tổ Khoa học Xã hội và nhóm Ngữ văn 6 đã xây dựng chuyên đề môn Ngữ văn 6 với sự thực hiện giảng dạy trực tiếp của cô giáo Tạ Thị Minh Nguyên với nội dung: Nhận diện đặc điểm thơ lục bát  qua văn bản: À ơi tay mẹ của tác giả Bình Nguyên(Chuyên đề thực hiện ở tiết 1 của văn bản)
      Mặc dù khi thực hiện chuyên đề, giáo viên gặp khá nhiều khó khăn như chương trình sách giáo khoa mới, các trò mới chuyển cấp, nên những kỹ năng tiếp cận văn bản của các con là hoàn toàn mới mẻ và còn nhiều hạn chế. Nhưng với mong muốn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng kiến thức và đổi mới kỹ năng, phát triển năng lực của học trò. Ở chuyên đề này, giáo viên đã xây dựng bài dạy theo cấu trúc đầu - cuối tương ứng nhằm kết nối chuỗi kiến thức và kỹ năng nhận thức cho học sinh theo hệ thống chặt chẽ. Cụ thể, ở phần khởi động và phần vận dụng giáo viên cho học sinh nghe nhạc đồng thời nói lên cảm nhận của bản thân về hình ảnh mẹ. Qua đó, học sinh không chỉ được rèn về kỹ năng nghe, nói, viết mà còn được bồi dưỡng khả năng cảm thụ âm nhạc – nghệ thuật qua các ca từ,  giúp học sinh tiếp nhận văn bản sâu hơn.
      Giáo viên thiết kế phông nền powerpoint nhẹ, ưa nhìn. Bên cạnh đó, trong suốt giờ dạy, giáo viên đã lồng ghép được các phương pháp dạy học tích cực giúp cho tiết học online của cô và trò không còn khoảng trống, rỗng, mờ nhạt do các yếu tố khách quan đem lại. Học trò thực sự ở vị trí trung tâm của tiết học, giáo viên chỉ là người định hướng, truyền lửa cho học trò. Cụ thể như:  bài tập dự án trên google from, bộ trò chơi online stop wath, quizi, padlet và đặc biệt là hình thức thảo luận trực tiếp của học trò với quy trình coaching mới lạ ( A -> B -> C -> A), đã giúp cho trẻ tự tin trao đổi, tự học sáng tạo và tăng tính gắn kết giữa các thành viên.
       Giáo viên đã tích hợp nhịp nhàng các phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn với  các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, giúp cho trò bước đầu  tiếp cận và biết cách khai thác được một văn bản thơ lục bát với các đặc trưng cơ bản: thể loại, vần, nhịp, giọng điệu, biện pháp tu từ…Từ đó, làm cơ sở cho học trò đón nhận trọn vẹn hơn nội dung văn bản.
      Cùng với việc dạy chữ, dạy kiến thức, giáo viên đã kết hợp khéo léo với việc rèn người thông qua tìm hiểu văn bản đồng thời phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Cụ thể: Từ hình ảnh “ Bàn tay mẹ”, hình ảnh “ đứa con thơ” trong thi phẩm “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên. Học sinh đã cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu của mẹ dành cho em nhỏ - tình yêu mẹ dành cho chính bản thân mình. Mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả hạnh phúc, sức khoẻ, tuổi xuân… của mình để bao bọc, che chở cho con chỉ với một mong ước giản đơn con được bình yên, tương lai con hạnh phúc và rạng rỡ như vầng trăng, như mặt trời. Đâu chỉ có vậy, qua đó học trò còn thấu cảm được tình yêu của mẹ và trân quý những phút giây bên mẹ, có mẹ, còn mẹ: Có mẹ con có cả bầu trời ước mơ. Học trò biết trân quý những năm tháng nhọc nhằn, sương gió, sự hi sinh lặng thầm hằn in rõ trên đôi bàn tay có phần thô ráp, sần sùi của mẹ. Với học trò đó là đôi bàn tay diệu kỳ và vĩ đại nhất thế gian, rèn cho trẻ biết ơn và tự hào về đôi bàn tay đó – về mẹ kính yêu của chính mình!
         Đó chính là chữ HIẾU – Bài học đạo đức đi trọn cuộc đời của mỗi con trẻ mà cô giáo muốn gửi gắm, giúp các trò cảm nhận, thấm thía sâu đậm trong giờ chuyên đề.
               
d070e93bd0fe19a040ef
                            
     
d2648540be8577db2e94
1c141d1f2ddae484bdcb
7214301501d0c88e91c1
fd2d25851640df1e8651
581ee2acce6907375e78
c87450467e83b7ddee92
a29223e8762dbf73e63c
212d3aa65b9c92c2cb8d
b7044ca02d9ae4c4bd8b
00f0f0589162583c0173
b5aa7801193bd065892a
 

Tác giả: Ban giám hiệu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

số 98/2023/NĐ-C

Nghị định số 98/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng

Thời gian đăng: 06/02/2024

97/2023/NĐ-CP

Nghị định số 97/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách

Thời gian đăng: 02/03/2024

Thông tư số 18/2023/TT-BNV

Bãi bỏ một phần Thông tư số 04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính p

Thời gian đăng: 06/02/2024

số 85/2023/NĐ-CP

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức

Thời gian đăng: 06/02/2024

số 48/2023/NĐ-CP

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

Thời gian đăng: 06/02/2024

Số: 43/2006/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

Thời gian đăng: 08/01/2023

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website trường qua kênh thông tin nào

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay242
  • Tháng hiện tại38,746
  • Tổng lượt truy cập5,203,223
tu
 

bộ giáo dục đào tạo

317logo sgd 0376

Trang thông tin điện tử quận Ba Đình - TP Hà Nội

flash violet

violympiclogo

Tạp chí thủ đô

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây